Các nguyên tắc chính phủ Hiến_pháp_Hoa_Kỳ

Tuy Hiến pháp đã được bổ sung nhiều lần từ khi được sử dụng, các nguyên tắc của văn kiện này vẫn được giữ nguyên như của năm 1789.

Chính phủ liên bang được chia ra ba nhánh: lập pháp, hành pháp, và tư pháp, được phân lập và riêng biệt với nhau. Theo lý thuyết, các quyền của mỗi nhánh sẽ được cân bằng và kiểm soát bởi các quyền của hai nhánh kia. Nguyên tắc này được gọi là tam quyền phân lập, được Công tước Montesquieu khởi xướng.

Chính quyền mà Hiến pháp thành lập là một Chính phủ liên bang. Những quyền được nêu ra được trao cho chính phủ liên bang, còn các quyền không nêu ra được giữ lại cho các bang và người dân (đều này được ghi rõ trong Tu chính án thứ 10).

Hiến pháp này, cùng với các bộ luật được thông qua và hiệp định được tổng thống ký (và được Thượng nghị viện phê chuẩn) có vị trí cao hơn tất cả các bộ luật khác. Từ vụ Marbury v. Madison, nhánh tư pháp cũng có quyền xét lại các đạo luật được thông qua. Việc này có nghĩa rằng các tòa án liên bang có thể cho rằng một đạo luật là vi hiến, và khiến nó không còn hiệu lực nữa. Họ cũng có thể điều tra các hành động của các viên chức, kể cả tổng thống.

Từ khi Tu chính án thứ 14 được bổ sung vào Hiến pháp, mọi người dân đều được luật pháp bảo vệ đồng đều. Mọi tiểu bang đều có quyền ngang nhau, không bang nào được Chính phủ liên bang thiên vị. Mỗi tiểu bang phải công nhận và tôn trọng các bộ luật của những tiểu bang khác. Chính quyền tiểu bang, như Chính phủ liên bang, phải theo thể chế cộng hòa, với quyền tối cao được người dân giữ.

Theo Điều khoản V của Hiến pháp, Quộc hội có thể đề xuất các tu chính án hiến pháp. Thêm vào đó, hai phần ba của các tiểu bang cũng có thể tổ chức các hội nghị để đề xuất tu chính án. Sau khi được thông qua theo Hiến pháp, các tu chính án đều được xem là một phần của Hiến pháp.